Đề xuất phương án hỗ trợ tài chính Trường quốc tế AISVN
Đấy là Phạm Tuấn Hải, tiền đạo số 10 nhưng ngồi dự bị cả giải trước khi bất ngờ được đá chính ngay trận chung kết lượt về. Đấy là Hai Long, người chỉ ghi 2 bàn trong toàn bộ chiến dịch. Bàn đầu tiên mở tài khoản của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, bàn cuối cùng làm im lặng toàn bộ Rajamangala. Tất cả đều là người của CLB Hà Nội, đội bóng của bầu Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB.Viễn cảnh Tuấn Hải và Hai Long ghi bàn có lẽ không nằm trong trí tưởng tượng của những CĐV lạc quan nhất từ trước khi trận chung kết lượt về bắt đầu. Cả hai đã dự bị nhiều hơn ra sân, chỉ là phương án B thậm chí C của HLV Kim Sang-sik. Ngay cả khi bộ đôi này xuất hiện, CĐV lẫn giới quan sát cũng kỳ vọng nhiều hơn vào những cái tên nổi bật như Xuân Son, Hoàng Đức, Quang Hải hay cả Doãn Ngọc Tân.Song sự thầm lặng về nhân dạng không tỷ lệ thuận với tiếng vang cả hai tạo ra tại Rajamangala tối 5.1. Tuấn Hải chỉ mất 8 phút để mở điểm cho tuyển Việt Nam bằng tình huống thoát xuống trước khi dứt điểm cực khéo để mở tỷ số. Ở bàn thắng gỡ hòa 2-2, chính tiền đạo từ đội bóng bầu Hiển là người tung cú đá đập chân Pansa Hemviboon của tuyển Thái Lan.Bàn thắng của Hai Long thì đơn giản dập tắt toàn bộ hy vọng của người Thái, và đưa tuyển Việt Nam tới với chiến tích tuyệt diệu nhất trong lịch sử tham dự giải vô địch Đông Nam Á khi vô địch ngay trên đất Thái Lan.Hai Long có thể vẫn được coi là cầu thủ trẻ tại tuyển Việt Nam lúc này. Nhưng trường hợp của Tuấn Hải xứng đáng để đem ra suy ngẫm. Gần một năm trước, Tuấn Hải được giành Quả bóng Bạc Việt Nam. Phong độ cao trong màu áo CLB Hà Nội lẫn tuyển quốc gia giúp Hải vươn mình. Tiền đạo của Hà Nội từng sút tung lưới Nhật Bản lẫn Iraq trong năm 2024, nhưng sau cùng đã bắt đầu giải đấu cấp độ khu vực với vị trí trên ghế dự bị. Phương án ưu tiên của HLV Kim cho vai trò này là Bùi Vĩ Hào, một cầu thủ trẻ hơn Tuấn Hải 5 tuổi.Bóng đá thế giới từng chứng kiến không ít ngôi sao rơi vào hoàn cảnh tương tự Tuấn Hải. Nhiều cái tên lừng lẫy trong số này từng tạo rắc rối (Cristiano Ronaldo tại EURO 2021, Ruud van Nistelrooy tại World Cup 2006 chẳng hạn), nhưng Tuấn Hải vẫn bình tĩnh chờ đợi và chắt chiu từng cơ hội. Trước trận chung kết, Tuấn Hải mới chỉ đá vỏn vẹn 38 phút tại ASEAN Cup 2024. Nhưng khi được tin tưởng, tiền đạo chơi cho đội bóng của bầu Hiển đã không phụ lòng tin của HLV Kim và người hâm mộ.Nếu có gì để nói về chiến thắng của tuyển Việt Nam tại ASEAN Cup 2024, đó phải là việc đội tuyển gần như không phân biệt ranh giới giữa cầu thủ chính và dự bị. Tất cả đều đóng những vai trò riêng, biết cách tỏa sáng khi được trao cơ hội. Tuyển Việt Nam quả thực đã thắng cùng nhau, theo mọi nghĩa.Tuấn Hải và Hai Long là những trường hợp kép phụ tỏa sáng theo cách ít ai ngờ. Thủ quân Đỗ Duy Mạnh bắt đầu hai lượt trận chung kết đều trong vai trò cầu thủ dự bị. Nhưng bất cứ khi nào được tung vào sân, Duy Mạnh đều lập tức thể hiện được tầm ảnh hưởng khi giúp tuyển Việt Nam vượt qua rào cản tâm lý từ pha chơi thiếu fair-play của Thái Lan. Trong những phút cuối cùng tại Rajamangala, chính Duy Mạnh là người liên tục không chiến thành công nhằm giải nguy cho khung thành của Đình Triệu.Quang Hải cũng là một trường hợp tương tự khi không được đá chính, nhưng luôn cho thấy tầm ảnh hưởng tuyệt vời khi được tin tưởng. Chính Hải là người chuyền đường bóng quyết định cho Tuấn Hải tạo ra bàn gỡ 2-2.Tuấn Hải, Hai Long, Duy Mạnh hay Quang Hải đều đã và đang là người của CLB Hà Nội. Thành Chung, Xuân Mạnh, Văn Vĩ là những cái tên khác đã và đang khoác áo CLB của bầu Hiển thể hiện được vai trò tại ASEAN Cup 2024. Sức ảnh hưởng cùng nhóm này giúp tuyển Việt Nam luôn có được điểm tựa, không chỉ về chuyên môn mà còn cả tinh thần trong những thời điểm bị dồn ép. CLB của Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển có 5 cầu thủ tham gia vào đội tuyển quốc gia trong chiến dịch ASEAN Cup 2024, không CLB nào đóng góp nhiều quân số hơn thế. Khi tiếng còi mãn cuộc vang lên, Thành Chung, Duy Mạnh, Hai Long, Tuấn Hải... lao về phía khán đài nơi bầu Hiển đang đứng. Họ chia sẻ niềm vui chiến thắng cùng bầu Hiển SHB - người đã sát cánh bên họ từ những ngày đầu đến khi tỏa sáng như những chiến binh sao Vàng. Họ nhớ nơi đã hun đúc nên ý chí và khát vọng chiến thắng. Hình ảnh tại sân Rajamangala hôm nay gợi nhắc ký ức tại Mỹ Đình năm 2018, khi bầu Hiển cũng nghẹn ngào trong niềm vui lớn khi đội tuyển vô địch AFF Cup. Đó là những khoảnh khắc lịch sử hiếm có, chất chứa niềm tự hào và xúc động, chạm đến trái tim hàng triệu người yêu bóng đá.Sự gắn bó cùng nhau trong màu áo CLB có lẽ là một phần trong thành công tuyệt vời này của nhóm cầu thủ Hà Nội tại đội tuyển. Tại V.League 2024, Hà Nội là CLB hiếm hoi có lối chơi rõ ràng với sự tham gia của gần như toàn bộ các cầu thủ, ít khi phân biệt đá chính và dự bị. Tất cả cùng nhau chiến đấu, nỗ lực để có được thành quả. Thứ tinh thần khiêm nhường nhưng luôn sẵn sàng chiến đấu đến cùng này sau cùng đã giúp tất cả vươn mình vào thời điểm ít ai dám ngờ nhất.Bóng đá là môn thể thao làm nền cho vô số cá nhân vĩ đại. Nhưng để chạm tới vinh quang tột cùng, công sức của tập thể luôn phải đặt lên hàng đầu. Tuyển Việt Nam, với điểm tựa là nhóm cầu thủ từ đội bóng của bầu Hiển, đã vô địch ASEAN Cup 2024 như thế.Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng ĐBSCL
Công ty đã đưa ra những giải pháp vừa tạo tác động tích cực môi trường, vừa thúc đẩy phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương, góp phần xây dựng một tương lai xanh hơn, mang lại giá trị lâu dài cho môi trường và xã hội.Một trong những biểu tượng tiêu biểu cho chiến lược phát triển bền vững của NESTLÉ tại Việt Nam là nhà máy sản xuất hiện đại NESTLÉ Trị An, minh chứng rõ nét việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất. Tại đây, NESTLÉ đã áp dụng các giải pháp tiên tiến như biến bã cà phê thành nhiên liệu sinh khối, gạch không nung và phân vi sinh, giảm phát thải CO₂, và tuần hoàn nước trong sản xuất. Các sáng kiến này giúp giảm thiểu ô nhiễm và giảm phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường bền vững. Đặc biệt, từ năm 2015, 100% nhà máy của NESTLÉ Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp. Hiện các loại rác thải trong quá trình sản xuất được đưa về kho tái chế và phân loại.Bên cạnh đó, chương trình NESCAFÉ Plan của NESTLÉ tiếp tục mở rộng chiến lược bền vững, trong sản xuất và nông nghiệp, giúp người trồng cà phê cải thiện kỹ thuật canh tác, tiết kiệm nước, giảm hóa chất, và tăng năng suất cây trồng. Đến nay, dự án NESCAFÉ Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, giúp các nông hộ giảm 40 - 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học, đồng thời tăng 30 - 100% thu nhập nhờ áp dụng mô hình xen canh hợp lý, cũng như giảm lượng phát thải carbon trên mỗi ký cà phê xanh thu hoạch được.Những sáng kiến này giúp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cải thiện sinh kế cho cộng đồng nông dân, hỗ trợ người dân chuyển dịch nông nghiệp tái sinh, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng cà phê và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế đã giúp cà phê Việt Nam phát triển bền vững hơn trên thị trường toàn cầu.NESTLÉ còn áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong thiết kế và sản xuất, đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.NESTLÉ Việt Nam cũng đã phối hợp các đối tác để tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi cung ứng của mình. Các hoạt động này tập trung vào đào tạo, kiểm đếm và đo lường phát thải khí nhà kính, giúp DN từng bước cắt giảm lượng khí thải và nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế."Với tầm nhìn trở thành công ty toàn cầu gắn kết địa phương và tiên phong trong phát triển bền vững, NESTLÉ đặt các mục tiêu và đưa ra các giải pháp đổi mới cho chính mình, và còn mong muốn truyền cảm hứng và hỗ trợ cộng đồng DN cùng hướng tới tương lai xanh, đóng góp vào các cam kết chung của Việt Nam", ông Binu Jacob, Tổng giám đốc NESTLÉ Việt Nam cho biết.Các nỗ lực này thể hiện trách nhiệm của NESTLÉ đối với chương trình hành động cụ thể nhằm hướng đến tương lai xanh của quốc gia; mở rộng ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội xanh, sạch và bền vững hơn.
Giải marathon 'Vì an toàn giao thông' đến với vùng đất Tây Nguyên
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Các tiểu thương, sau nhiều ngày buôn bán chật vật, buộc phải giảm giá sâu đến 50-75%, thậm chí chấp nhận "xả hàng" vào tối muộn với hy vọng vớt vát được chút vốn cuối cùng. Một số người may mắn tranh thủ giờ này để mua hoa giá rẻ, nhưng phía sau đó là nỗi buồn của những người bán, những người đã đổ công sức chăm sóc cả năm trời.Nhiều tiểu thương, vì không muốn bị ép giá, chọn cách chặt bỏ những cành đào, gom thành đống ngay trên vỉa hè, quyết không bán rẻ dù phải chịu lỗ. Với họ, việc chấp nhận bán phá giá không chỉ là một thất bại trong kinh doanh mà còn tạo tiền lệ xấu cho những năm sau. Những cây hoa có thể trồng lại được thì được mang về vườn, nhưng phần lớn bị bỏ lại hoặc đem về nhà để chưng cho qua tết.Hình ảnh các chậu đào, quất, và hoa tết bị bỏ lại ven đường đã trở nên quen thuộc ở Hà Nội vào những ngày cuối năm. Tuy nhiên, đằng sau sự "xả hàng" này là một gánh nặng lớn cho những người làm vệ sinh môi trường. Những cành hoa, chậu cảnh bị bỏ lại chất thành đống lớn, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn đòi hỏi nhiều công sức thu gom, xử lý trong những ngày sát tết. Năm nay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế, nhiều người dân chờ đến sát ngày để mua hoa giá rẻ, khiến tình hình buôn bán thêm phần ảm đạm. Những tiểu thương bám trụ đến chiều muộn, nhưng đến 5-6 giờ tối, phần lớn cũng phải thu dọn về nhà, mang theo những hy vọng mong manh về một năm sau tốt đẹp hơn.
Không thiếu vắc xin phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ em và người lớn
Trong đó tại TP.HCM, Nghị quyết cho phép xử lý về tiếp tục sử dụng đất, xác định giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án tại số 39 - 39B Bến Vân Đồn (quận 4) trong kết luận thanh tra số 757/2021 của Thanh tra Chính phủ. Nhà đầu tư được tiếp tục sử dụng đất để thực hiện dự án sau khi đã xử lý về hành chính, hình sự đối với các cá nhân, tổ chức có vi phạm, sai phạm, khắc phục hậu quả các vi phạm về kinh tế, thu hồi lợi ích vật chất do hành vi vi phạm theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.Xử lý về giá đất, tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án tại TP.HCM trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 của Thanh tra Chính phủ. Thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với dự án 1.330 căn hộ trong báo cáo kết quả kiểm tra số 332/2020 được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất tương đương với tiền sử dụng đất mà nhà đầu tư đã tạm nộp cho cơ quan nhà nước thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm thanh lý hợp đồng với nhà đầu tư (ngày 30.3.2018). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất (ngày 11.12.2020).Liên quan đến dự án 30,2 ha phường Bình Khánh và khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (hai dự án của Tập đoàn Novaland ở TP.Thủ Đức), thời điểm xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất đối với khu đất trong báo cáo kết quả kiểm tra số 33/2020 của Thanh tra Chính phủ được xác định như sau. Đối với phần diện tích đất hoán đổi tương ứng với số tiền nhà đầu tư đã đầu tư tại khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh đến thời điểm năm 2008 (chi phí bồi thường, hỗ trợ, đầu tư xây dựng đã được kiểm toán, thẩm định) thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm hoàn thành việc thu hồi đất, bồi thường khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh (ngày 20.11.2008). Đối với phần diện tích đất chưa nộp tiền sử dụng đất thì thời điểm xác định giá đất là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (ngày 18.4.2017).Chính phủ quy định chi tiết và tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, đầy đủ, trung thực của hồ sơ, tài liệu, số liệu, thông tin trình Quốc hội và danh mục dự án tại Nghị quyết này so với những nội dung được cấp có thẩm quyền kết luận. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, không để phát sinh tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, không hợp thức hóa các vi phạm, không để phát sinh sai phạm mới, không để xảy ra việc trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí.Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm toán việc xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án quy định tại các điều 4, 5, 6, 7 và 8 của Nghị quyết này theo quy định của pháp luật và Nghị quyết này.UBND TP.HCM có trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị quyết này tại địa phương. Trong quá trình áp dụng quy định tại Nghị quyết này mà các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định thuận lợi hơn thì được lựa chọn áp dụng quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.